Page 200 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 200

195


               học. Tóm lại, quá trình cảm thụ văn học là quá trình đi từ đọc - hiểu đến cảm nhận, thâm
               nhập vào thế giới nghệ thuật, chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của văn chương, đảm bảo mối
               quan hệ giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Đặc điểm nổi bật của quá trình cảm thụ văn

               học là đọc văn bản trong nhận biết và rung động. Người đọc có thể tạo nên những liên
               tưởng thẩm mỹ giữa bản thân mình với văn bản tác phẩm. Người đọc không chỉ lĩnh hội
               đầy đủ các thông tin được truyền đạt mà còn sống đời sống của các nhân vật, của câu
               chữ, hình ảnh. Nghĩa là, nếu tác giả sử dụng tư duy nghệ thuật để sáng tạo tác phẩm, thì
               người đọc cũng phải sử dụng cùng loại tư duy ấy để lĩnh hội tác phẩm. Đó chính là tư duy
               hình tượng, loại tư duy dựa trên cơ sở tiếp xúc cảm tính với đối tượng, làm sống dậy toàn
               vẹn đối tượng đó bằng nghe, nhìn, tưởng tượng, không sao chép đối tượng một cách bàng
               quan mà còn bao hàm thái độ của con người với chính đối tượng đó. Để đảm bảo yêu cầu

               của cảm thụ văn học, người đọc cũng phải thể nghiệm cùng với các nhân vật, tức là phải
               nhập thân bằng tưởng tượng vào các nhân vật để hình dung các biểu hiện của chúng, từ
               đó khái quát đặc điểm, tính cách. Người đọc cũng cần dùng tưởng tượng, trực giác để
               cảm nhận ý nghĩa biểu cảm của ngôn từ, từ đó chia sẻ, đồng sáng tạo với tác giả. Hầu hết
               các công trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả đều xoay xung quanh các vấn
               đề: những cách hiểu về tác phẩm tiêu biểu của các nền văn học, quan niệm về năng lực

               cảm thụ văn học, những khó khăn rào cản của học sinh, sinh viên khi tiếp cận với tác
               phẩm văn học, ý nghĩa năng lực cảm thụ văn học trong dạy học môn Văn các cấp học;
               khẳng định việc rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học là một biện pháp tích cực để nâng cao
               chất lượng dạy học môn Văn.
               3.2. Thực trạng năng lực cảm thụ văn học của sinh viên ngành Ngữ văn Trường Đại
               học Tây Nguyên
                      Vùng núi ở nước ta nói chung, vùng Tây Nguyên nói riêng là nơi điều kiện về văn

               hóa xã hội còn nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt là những khó khăn trong tiếp nhận các tri
               thức về văn hóa, văn học trên thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Sinh viên
               ngành Ngữ văn Trường Đại học Tây Nguyên vẫn còn có một số hạn chế trong khả năng
               tiếp nhận, cảm  thụ tác phẩm  văn học.  Trong  quá  trình  giảng  dạy  tại  Khoa  Sư  phạm  -
               Trường Đại học Tây Nguyên, chúng tôi nhận thấy sinh viên ngành Ngữ văn gặp một số
               khó khăn khi tiếp cận cũng như cảm thụ văn học. Từ việc nghiên cứu lí luận và thực tế

               dạy học, chúng tôi nhận thấy việc sinh viên ngành Ngữ văn nắm vững kiến thức, kĩ năng
               trong học tập và tìm hiểu về tác phẩm văn học biểu hiện rõ khi sinh viên có khả năng cảm
               thụ tác phẩm văn học, sử dụng kĩ năng cảm thụ tác phẩm vào quá trình tìm hiểu nội dung
               tác phẩm và vận dụng vào thực tiễn học tập cũng như quá trình tham gia các hoạt động
               chuyên môn khi Thực tập nghề nghiệp, Kiến tập và Thực tập Sư phạm. Những khó khăn
               về năng lực cảm thụ tác phẩm cũng là một rào cản đáng kể đối với việc tiếp thu và vận
   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204   205