Page 205 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 205
200
hiểu, có thể thấy, sinh viên mặc dù có nhận thức cơ bản về vai trò của năng lực cảm thụ
văn học nhưng vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ chưa thấy được ý nghĩa của năng
lực cảm thụ văn học. Bên cạnh đó, thái độ và hành động học tập vẫn chưa phù hợp với
nhận thức, nhiều sinh viên không tích cực và còn khá thụ động đối với các học phần Văn
học.
3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho sinh viên ngành Ngữ
văn Trường Đại học Tây Nguyên
Dựa trên các cơ sở đã nêu, các biện pháp sau nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn
học được đưa ra, cụ thể như sau: Giảng viên cần gia công nội dung bài giảng sáng tạo,
khơi gợi năng lực cảm thụ văn học, đưa vào bài giảng nhiều tình huống thực tiễn, ví dụ
gắn với cuộc sống thường nhật. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ trong giờ học.
Phương pháp giảng dạy linh động, sáng tạo tùy nội dung bài học. Nêu gương những thái
độ học tập tích cực. Hướng dẫn phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên, thay đổi
phương pháp học tập có phần thụ động của sinh viên. Thường xuyên đặt câu hỏi mở, đào
sâu vấn đề để phát triển năng lực chuyên môn cho sinh viên. Cải tiến chương trình đào
tạo, nội dung phù hợp với đặc thù của sinh viên chuyên ngành. Tổ chức học theo nhóm,
giải quyết tình huống gắn với thực tế cuộc sống hoặc tham quan thực tế. Giảng viên cần
có sự tích cực ở nhiều biện pháp giúp nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho sinh viên.
Việc nhận thức tầm quan trọng của năng lực cảm thụ văn học nhằm thay đổi phương
pháp dạy phù hợp với sự tiếp nhận của sinh viên. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực cảm thụ văn học của người học và để người học mong chờ môn học thì đòi hỏi
giảng viên phải có những phương pháp tác động đến nhận thức và thái độ học tập của
người học, cần tác động thái độ tình cảm để tạo hứng thú cho các em yêu thích môn học.
Giảng viên cần lựa chọn, sử dụng các thiết bị hỗ trợ bài giảng, hình ảnh minh họa giúp
bài giảng trở nên sinh động, kích thích sự hứng thú học tập của người học. Việc gặp
nhiều khó khăn trong quá trình thiết kế và chuẩn bị đã khiến giảng viên nhận định rõ sự
ảnh hưởng của cơ sở vật chất đến với hứng thú học tập của người học, đó cũng là vấn đề
cần khắc phục về cơ sở dạy học.
Việc tìm ra cách thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng tác phẩm văn học là điều
rất cần thiết. Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm văn học giáo viên hướng dẫn người học
chia văn bản đó thành nhiều đoạn, nhiều phần tùy theo nội dung mà nó biểu đạt sẽ giúp
người học cảm nhận trọn vẹn giá trị nội dung và nghệ thuật và dễ dàng hơn trong việc tìm
hiểu, khai thác nội dung của bài. Ngay từ những buổi học đầu tiên của chương trình, giáo
viên phải giúp người học hiểu rõ được cảm thụ văn học là một phần rất quan trọng của
học phần và cũng là một yêu cầu cần đạt của học phần. Để đánh giá kết quả của một bài
dạy chúng ta thường xem xét ở nhiều khía cạnh, song điều dễ nhận thấy nhất đó là mức
độ hiểu, nắm bắt của người học về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của bài