Page 206 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 206
201
học và cách thể hiện sự hiểu biết đó qua việc người học đọc diễn cảm bài học, cao hơn
nữa là khả năng trình bày sự hiểu biết đó bằng ngôn ngữ nói và viết của người học. Để đạt
được kết quả đó thì giáo viên phải giúp người học nắm vững kiến thức về ngữ âm dễ dàng
cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ; nắm vững kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp để cảm nhận nét
đẹp về nội dung. Qua các giờ học người học còn được làm quen và cảm nhận bước đầu về
một số kiến thức có liên quan đến cảm nhận văn học như: hình ảnh (là toàn bộ đường nét,
màu sắc, đặc điểm của con người, vật, cảnh bên ngoài được ghi trong tác phẩm, nhờ đó
người học có thể tưởng tượng ra; chi tiết (điểm nhỏ trong nội dung); bố cục (là sự xếp đặt,
trình bày để tạo nên một nội dung hoàn chỉnh). Giáo viên giúp người học hiểu được cảm
thụ văn học là một quá trình nhận thức cái đẹp chứa trong thế giới ngôn từ, cảm thụ kiến
thức văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu và cảm được tính hình tượng của văn học, đặc
trưng phản ánh nghệ thuật của văn học. Khi ta cảm thụ tốt một tác phẩm văn học thì sẽ
phát hiện được những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được chúng trong việc biểu đạt nội
dung. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ bằng cách đối chiếu văn bản với các
loại hình nghệ thuật khác là một biện pháp cụ thể có tác dụng nâng cao năng lực cảm thụ
văn chương - nghệ thuật. Để tăng hứng thú học tập các học phần Văn học cho người học
và khuyến khích tinh thần đọc sách, cũng như sự cảm thụ tác phẩm văn học và đồng sáng
tạo cùng nhà văn giáo viên có thể cho người học học theo cách sân khấu hóa tác phẩm
văn học. Việc sân khấu hóa tác phẩm văn học là một sáng tạo trong phương pháp dạy học
văn không chỉ tạo được hứng thú trong học tập mà còn đem đến hiệu quả trong việc tự
học của người học.
Tăng cường rèn luyện các kĩ năng về đọc hiểu văn bản, giúp người học tìm hiểu
sâu sắc nội dung trong quá trình bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học. Quá trình phân tích
văn bản trong dạy đọc hiểu có thể diễn ra theo hai cách trái ngược nhau. Dù cho cách
phân tích nào thì để hiểu văn bản, người học vẫn phải biết nghĩa của các bộ phận nhỏ
trong văn bản và lấy đó làm căn cứ để xác định chủ đề, đích của văn bản. Khả năng đọc
và vốn sống của người học còn hạn chế, cho nên việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho người học
thường theo cách phân tích văn bản đi từ hiểu nghĩa bộ phận nhỏ đến hiểu nghĩa nội dung
và đích của văn bản. Một trong những biện pháp giúp bồi dưỡng cảm thụ văn học tốt là
giúp cho người học nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác
giả sử dụng trong các tác phẩm văn học. Các biện pháp nghệ thuật cơ bản như: so sánh,
nhân hóa, điệp từ và đảo ngữ. Để cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai
thác các biện pháp nghệ thuật, người học cần phải thực hiện các yêu cầu như sau: Hiểu
được thế nào là biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp từ, đảo ngữ, nhân hóa,... Xác định
đúng những biện pháp nghệ thuật đó trong tác phẩm; Xác định đúng những từ, cụm từ,
hình ảnh thể hiện biện pháp nghệ thuật; Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị
nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. Để nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho người học,