Page 265 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 265
tai. Do tin tưởng rằng sử thi có một pháp lực nào đó nên ở một số cộng đồng, trước khi
diễn xướng và trong quá trình diễn xướng sử thi đều có rất nhiều nghi lễ và những cấm
kỵ để đảm bảo cho sự bình an của nghệ nhân và khán giả, đảm bảo cho hoạt động diễn
xướng được tiến hành thuận lợi và đạt được những kết quả mà mọi người mong muốn
(Viện KHXH Việt Nam, 2009, tr. 324). Dựa vào ý kiến của Triều Qua Kim và kết quả
khảo sát, chúng tôi thấy rằng về phương diện diễn xướng thì ot ndrong của người
M‟nông có thể được diễn xướng kèm theo các nghi lễ tôn giáo, và trong khi diễn
xướng có kèm theo điệu bộ, cử chỉ. Điều này cho chúng ta thấy rõ được tính chất cổ sơ
(thần thoại) của sử thi M‟nông, đúng như Võ Quang Nhơn đã viết “về phương thức
diễn xướng, trong khi sử thi thần thoại là một thành tố trong cơ cấu diễn xướng nghi lễ
tôn giáo dân gian thì sử thi anh hùng là một sinh hoạt văn hoá thế tục, được diễn
xướng một cách bình thường, tách rời khỏi nghi lễ tôn giáo” (Võ Quang Nhơn, 1981,
tr.43).
2. Giá trị của ot ndrong trong đời sống cộng đồng dân tộc M’nông
Ot ndrong là bức tranh toàn cảnh, là kho tri thức về cuộc sống của người M‟nông
thời cổ xưa. Người ta có thể tìm thấy ở đó những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc
sống sinh hoạt hằng ngày đến những vấn đề lớn lao về nhân sinh quan và thế giới
quan của người M‟nông. Khi nghe hát kể ot ndrong, người diễn xướng cũng như
người nghe đều không coi đó chỉ đơn thuần là trò giải trí, mà còn là những bài học về
lịch sử của dân tộc mình. Khi diễn xướng, người nghệ nhân không hề có ý thức là
mình nói lên tiếng nói của tâm tư, tình cảm cá nhân, mà đó là tiếng nói chung của tư
tưởng, tình cảm của cả cộng đồng.
Hiện nay, theo khảo sát của chúng tôi thì hầu như những người M‟nông lớn tuổi
cũng đều thuộc một số câu ot ndrong hay tên của các nhân vật nào đó trong các tác phẩm
sử thi. Nhiều câu ot ndrong đã trở thành thiêng liêng trong cuộc sống của họ. Những câu
mà thủ lĩnh Tiăng dạy các thành viên thị tộc ở trong ot ndrong đã trở thành những câu
châm ngôn quen thuộc mà người thợ săn nào cũng phải biết trước lúc vào rừng:
Săn bò rừng không được nói tên chỉ được gọi là con đỏ
Săn trâu rừng không được nói tên chỉ gọi là con sừng.
Ot ndrong còn phản ánh rất nhiều vấn đề về đời sống tinh thần của người M‟nông
mà qua đó chúng ta thấy được những tri thức, kinh nghiệm sống của họ. Đã thành tập tục,
trước lúc đi đâu xa hay trước khi thực hiện một công việc quan trọng nào đó, người
M‟nông thường cúng khấn thần linh mong thần linh che trở, phù hộ cho họ. Mỗi khi lên
đường thực hiện một công việc nào đó, dọc đường đi, nếu gặp chim sẻ kêu phía bên trái
thì người M‟nông cho rằng sẽ gặp may mắn, còn nếu gặp cây đổ sẽ không tránh khỏi trắc
trở, rủi ro. Điều này cũng được thể hiện trong các tác phẩm ot ndrong:
Cây guih ngã bên phía tay phải
Cây sa ngã bên phía tay trái
Dong nói với Ndru rằng
Những cái xảy ra là điềm xấu…
(Đỗ Hồng Kỳ, 2008, tr.258)