Page 268 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 268

sử thi, nó không chỉ là tài sản văn hoá vô giá của người M‟nông mà còn của dân tộc
                  Việt Nam và thế giới. Sử thi M‟nông lưu giữ trong nó nhiều tư liệu quý về dân tộc học,
                  ngôn ngữ học và văn hoá dân gian mà chúng ta khai thác chưa được bao nhiêu. Nó

                  chứa đựng nhiều vấn đề mà chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để “giải mã”.
                         Mặc dù được phát hiện chưa lâu nhưng công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch
                  và xuất bản sử thi M‟nông đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Sử thi M‟nông có số
                  lượng đồ sộ vào bậc nhất trong khu vực và trên thế giới. Nó có nội dung phong phú,
                  hình thức đa dạng, môi trường diễn xướng và chức năng sinh hoạt độc đáo. Khi ot
                  ndrong được diễn xướng, người M‟nông cho rằng nó có thể giúp con người truyền tải
                  được những thông tin đến với các đấng thần linh, đồng thời nó như là chiếc cầu nối để

                  gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau.

                         Sử thi M‟nông là bức tranh rộng lớn và sinh động phản chiếu một cách toàn vẹn
                  đời sống xã hội của người M‟nông thời cổ xưa. Là kho tri thức về kinh nghiệm sản
                  xuất, sinh hoạt xã hội, về công cuộc đấu tranh để cải tạo, chinh phục tự nhiên của
                  người M‟nông.

                         Trong ot ndrong, nghệ nhân đã xây dựng được những nhân vật lý tưởng, đại
                  diện cho ước mơ, khát vọng, hoài bão của cộng đồng. Đó là những người anh hùng có
                  sức mạnh phi thường, tài năng thiên bẩm, dung mạo phi phàm, luôn lập được những
                  chiến  công  lừng  lẫy.  Các  nghệ  nhân  M‟nông  đã  xây  dựng  được  thế  giới  nhân  vật

                  phong phú, đa dạng với những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, đặc sắc đã làm cho những
                  áng sử thi có sức sống mãnh liệt và có sức lay động lòng người sâu sắc
                         Ngoài chức năng giải trí, ot ndrong còn được sử dụng để bói toán, đoán bệnh và
                  đặc biệt ở một vài nhóm M‟nông nó còn được diễn xướng trong đám tang, trong các
                  nghi lễ tôn giáo ở dạng sơ khai.
                         Ot ndrong là kết quả của sự kết hợp và nâng cao những truyện thần thoại lại
                  với nhau. Những truyện thần thoại đó được bổ sung thêm nhiều câu dân ca, các
                  nghi lễ, các tập quán sinh hoạt, các câu tục ngữ về những hiện tượng tự nhiên và

                  xã  hội.  Sử  thi  M‟nông  là sự  tổng hòa  một  cách  nguyên  hợp các  thủ  pháp nghệ
                  thuật của văn học nghệ thuật dân gian với các hình thức khác của ý thức xã hội
                  như triết học suy nguyên, tôn giáo dưới dạng ma thuật.
                       Hiện nay các giá trị văn hoá dân gian của người M‟nông đang ngày càng mất đi
                  một cách nhanh chóng trước sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và xu thế hiện
                  đại hoá. Thực trạng đó đang đặt văn hoá truyền thống của người M‟nông trước những

                  thách thức rất lớn, đòi hỏi cần phải nhanh chóng đề ra những chương trình, giải pháp
                  nhằm bảo tồn các giá trị của nền văn hoá Tây Nguyên nói chung và dân tộc M‟nông
                  nói riêng.

                       Sử thi M‟nông đang bị mai một một cách nhanh chóng. Hiện nay, tại các bon
                  làng gần như đã vắng bóng những đêm diễn xướng sử thi, điều đó đặt ra cho chúng ta
                  không ít khó khăn trong công tác bảo tồn và lưu giữ kho tàng sử thi M‟nông. Theo
                  chúng tôi, ot ndrong chỉ có thể “sống” được khi nó được đặt trong môi trường đã sản
                  sinh và nuôi dưỡng nó. Vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa hoạt động diễn xướng, ghi
   263   264   265   266   267   268   269   270   271   272   273