Page 264 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 264

nhân M‟nông. Trong khan của người Ê đê, khi diễn tả về những trận đánh nhau của
                  nhân vật anh hùng với các tù trưởng đối lập hoặc chuyện các anh hùng đi cướp vợ của
                  người khác thì giọng nghệ nhân dồn dập, mạnh mẽ, mang âm hưởng anh hùng ca. Khi

                  diễn tả cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, giọng nghệ nhân lại chậm dãi, nhẹ nhàng, êm ái,
                  dàn  trải...  Khi  nói  về  các  hành  vi  không  đàng  hoàng,  không  trung  thực  của  các  tù
                  trưởng đối địch thì giọng người hát kể toát ra vẻ trách móc, chê bai…Tóm lại tùy vào
                  hành động của nhân vật trong truyện mà nghệ nhân Ê đê có những giọng điệu hát kể
                  thích hợp.
                         Khác với khan của dân tộc Êđê, ot ndrong được các nghệ nhân M‟nông diễn
                  xướng theo phương thức kết hợp các yếu tố: hát, kể, đối thoại và làm điệu bộ theo kiểu

                  diễn xướng sân khấu. Điều đó cho thấy sử thi M‟nông mang tính nguyên hợp cao hơn
                  và đậm chất cổ sơ hơn sử thi Êđê.
                         Khi diễn xướng ot ndrong, người M‟nông có những cấm kỵ, kiêng cữ như: nghệ
                  nhân M‟nông không được diễn xướng ot ndrong tại nhà mình hoặc nếu trong gia đình
                  nghệ nhân có người chết thì ba năm sau mới được hát kể (tất nhiên cũng không được
                  hát kể tại nhà mình); trong bon có người chết thì không ai được hát kể sử thi, nếu

                  muốn hát kể sử thi thì phải ra khỏi phạm vi của bon làng;khi ot ndrong qua đêm, sáng
                  mai chủ nhà phải làm lễ cúng các thần cư ngụ xung quanh nhà để báo rằng mình đã
                  nhờ người hát kể ot ndrong cho cộng đồng nghe. Khi nghệ nhân muốn diễn xướng ot
                  ndrong tại nhà mình thì phải giết một con gà và phải có một ché rượu cần để làm lễ
                  cúng thần linh. Theo người M‟nông, nếu không làm cúng mà hát kể sử thi thì người
                  trong gia đình nghệ nhân sẽ bị ốm đau, bệnh tật hoặc bon làng sẽ gặp tai hoạ. Theo Đỗ
                  Hồng Kỳ cho biết, vào năm 2002 ông và các đồng nghiệp có yêu cầu nghệ nhận Điểu
                  Kuk ở xã Quảng Trực, huyện Đắc Rlấp, tỉnh Đắk Lắk (nay thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh

                  Đắk Nông) hát ndrong tại nhà mà chưa kịp mua gà, rượu cho gia đình làm lễ cúng
                  khấn thần linh. Sau đó không may con rể nghệ nhân này bị ngã, gia đình nghệ nhân
                  Điểu Kuk đã bắt phạt vạ bằng cách phải mua rượu, gà để làm lễ cúng thần (Đỗ Hồng
                  Kỳ, 2008, tr.193). Đỗ Hồng Kỳ còn cho biết, khi tiếp xúc với các nghệ nhân thuộc
                  nhóm M‟nông Preh, ông được họ cho biết ot ndrong còn được diễn xướng trong lễ

                  đâm trâu và lễ tang. Những nhà giàu khi có người chết, người ta tổ chức ot ndrong ba
                  đêm. Trong khi nghệ nhân diễn xướng, mọi người ngồi nghe chăm chú. Trong khi đó,
                  nhóm  M‟nông  Nong  lại  không  diễn  xướng  ot  ndrong  trong  đám  tang  mà  chỉ  được
                  mượn lời của ot ndrong để khóc thương người quá cố (khi đó gọi là nhĭm khĭt). Rất có
                  thể  trước  đây  nhóm  Nong  (và  có  thể  một  số  nhóm  khác  nữa)  cũng  diễn  xướng  ot
                  ndrong trong đám tang, nhưng vì một lý do nào đó họ đã bỏ tập tục này(Đỗ Hồng Kỳ,
                  2008, tr.194).Điều này cho thấy ot ndrong còn có một giá trị linh thiêng trong đời
                  sống cộng đồng người M‟nông.

                            Theo nhà nghiên cứu Triều Qua Kim (người Trung Quốc) thì ở rất nhiều cộng
                  đồng, tộc người, vai trò cơ bản của hoạt động biểu diễn sử thi là vui chơi giải trí, qua
                  đó thính giả đạt được rất nhiều niềm vui thẩm mỹ. Nhưng ở một số truyền thống khác,
                  công việc diễn xướng sử thi lại mang các chức năng khác, như người Mông Cổ tin
                  rằng việc diễn xướng sử thi có tác dụng trong việc xua đuổi dịch bệnh, giải trừ thiên
   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268   269