Page 262 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 262

NGHỆ NHÂN HÁT KỂ SỬ THI VÀ VAI TRÕ
                    CỦA OT NDRONG TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC M’NÔNG
                                                                        TS. Triệu Văn Thịnh

                         Sử thi có giá trị đặc biệt trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam và có tính
                  nguyên hợp cao; ngoài những giá trị về văn học nghệ thuật nó còn chứa đựng những tư
                  liệu quý về lịch sử, tư tưởng, văn hoá, phong tục tập quán v.v...
                         Sử thi M‟nông (ot ndrong) được phát hiện năm 1988.Với những kết quả sưu
                  tầm và nghiên cứu đã đạt được có thể khẳng định dân tộc M‟nông có khối lượng sử thi
                  đồ sộ vào bậc nhất trong khu vực và thế giới.Trong bài viết này, chúng tôi đi vào khảo
                  sát về nghệ nhân hát kể và vai trò, giá trị của sử thi trong đời sống cộng đồng dân tộc

                  M‟nông để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm giúp cho công tác bảo tồn, gìn giữ và
                  đồng thời phát huy được những giá trị to lớn của nó trong tiến trình hội nhập và phát
                  triển đất nước.

                  1. Nghệ nhân hát kể sử thi M’nông
                         Trong quá trình diễn xướng sử thi, nghệ nhân dân gian có vai trò hết sức

                  quan trọng. Họ chính là người chuyên môn hoá đầu tiên công việc sáng tạo và biểu
                  diễn nghệ thuật. Tuy văn học dân gian là sáng tác của tập thể nhưng bản chất của
                  tập thể đó là tập hợp của những cá nhân tài năng, có khả năng nghệ thuật vượt qua
                  số đông quần chúng còn lại.
                         Nghệ nhân ot ndrong là người có trí nhớ rất tốt, có thể nói là phi thường (có
                  thể so sánh với các nghệ nhân hát kể sử thi của thế giới, tiêu biểu như nghệ nhân
                  Trát Ba, người Tây Tạng, Trung Quốc đã hát kể được 25 truyện Cách Tát Nhĩ). Họ
                  có thể thuộc hàng vạn câu ndrong và diễn xướng trong nhiều ngày, tiêu biểu như

                  Điểu  Mpiơih,  Điểu  Klưt,  Điểu  Klung…  Các  nghệ  nhân  cho  biết,  muốn  nắm  bắt
                  thành thạo các sử thi, thông thường họ phải trải qua một quá trình học tập và luyện
                  tập tương đối dài. Xuất phát từ việc tìm hiểu bí mật tại sao các nghệ nhân mù chữ
                  lại có thể ghi nhớ và lưu giữ hàng trăm ngàn câu thơ, các nhà nghiên cứu đã tiến
                  hành điều tra, phân tích và nghiêng về khuynh hướng cho rằng, mặc dù các câu

                  chuyện  sử  thi  có  hàng  ngàn  điểm  khác  biệt,  nhưng  “mô  hình  câu  chuyện”  của
                  chúng lại chỉ có hạn và phương thức gắn kết môtíp của câu chuyện cũng có một số
                  quy  luật  để  tuân  theo.  Chính  các  “chi  tiết  lặp  lại”,  những  “khuôn  mẫu  đúc  sẵn”
                  được tạo ra từ rất nhiều “thể thức sử thi” này đã giúp nghệ nhân nắm bắt thành thạo
                  các kỹ xảo để kể lại câu chuyện một cách thuần thục và lưu loát.
                         Theo  khảo  sát  của  chúng  tôi,  nghệ  nhân  hát  kể  ot  ndrong  không  phải  là
                  những nghệ nhân chuyên nghiệp, cũng không phải là những nghệ nhân bán chuyên
                  nghiệp và hát kể ot ndrong chưa phải là một nghề. Họ diễn xướng là theo yêu cầu

                  của cộng đồng và nhu cầu nội tại của bản thân. Họ không hưởng riêng một quyền
                  lợi vật chất nào, ngoài phần thưởng vô giá là lòng tin yêu và sự kính phục của cộng
                  đồng (Đỗ Hồng Kỳ, 2008, tr.193). Họ hát kể sử thi là để đáp ứng nhu cầu thưởng
                  thức của dân làng, cũng có khi chỉ đơn giản là hát trong lúc rảnh rỗi, khi lao động
                  sản xuất để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bản thân; và cũng có thể được các thầy
   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267