Page 267 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 267
Họ chia răng bịt một phần cho người chết
Bầu cơm vỡ chia cho Ting một cái
Cái nồi vỡ chia cho Rung một cái
(Viện KHXH Việt Nam, 2006, tr. 2455)
Ot ndrong còn đề cập đến nhiều phong tục, tập quán khác của người M‟nông,
như khi lấy chiêng, trống ra đánh thì phải làm lễ cúng thần linh; trong gia đình, người
đàn ông có việc phải đi xa, người phụ nữ ở nhà phải kiêng cữ:
Đàn ông goá vợ mượn cuốc không cho
Đàn ông goá vợ mượn cào cũng kiêng
Đàn bà goá chồng mượn rìu không nên.
Trong đời sống của người M‟nông, tín ngưỡng về bùa ngải, ma lai chiếm giữ
một vị trí cực kỳ quan trọng và họ luôn tin những thứ đó là có thật, chi phối mọi mặt
đời sống của họ. Trong ot ndrong thì ma lai, bùa ngải và các hình thức bói toán để
đoán bệnh xuất hiện với một tần suất khá đậm. Việc truyền ma lai cho nhau là nguyên
nhân của mọi hiềm khích, mọi hận thù, là nguyên nhân dẫn đến những cuộc chiến tàn
khốc giữa các nhân vật trong tác phẩm sử thi. Vì ma lai mà họ lừa gạt, chém giết lẫn
nhau. Hiện nay, bùa ngải vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của người M‟nông. Họ vẫn
tin rằng những câu chuyện về bùa ngải, ma lai là có thật, điều này đã gây ra những câu
chuyện đau lòng trong cuộc sống của cộng đồng.
Trong ot ndrong thì các loại nhạc cụ, chức năng và công dụng của nó đã được
kể ra một cách khá chân thực và sinh động. Cồng chiêng là loại nhạc cụ vừa đáp ứng
nhu cầu vui chơi giải trí vừa thực hiện chức năng là chiếc cầu nối giữa cuộc sống của
con người với thế giới thần linh: Khi làm cỏ lúa người ta đánh chiêng nhỏ; lúc tuốt lúa
đánh chiêng lớn; nhà có khách thì đánh chiêng yau; kèn mbuăt thường được thổi khi
có cuộc sống thanh bình, tù và được thổi khi có chiến tranh, gong put được người ta
treo trên rẫy, âm thanh phát ra có tác dụng đuổi khỉ, đuổi chim… Trong tác phẩm ot
ndrong còn kể ra khá chi tiết về những nguyên liệu làm nên một loại nhạc cụ nào đó,
như gâr - một loại trống chỉ đánh trong đám tang và báo động khi có chiến tranh thì
được mô tả “một bên bịt bằng da bò, một bên bịt bằng da trâu”. Âm thanh của nhiều
loại nhạc cụ được biểu hiện với những âm sắc khác nhau: tiếng kèn mbuăt thì du
dương, dìu dặt; tiếng tù và thì ngân nga, vang vọng; tiếng cồng chiêng thì dồn dập,
trầm hùng và rộn rã…
Ot ndrong còn được dùng để khóc tang (chỉ mượn lời của ot ndrong và được
khóc hát với một ngữ điệu khác với ot ndrong, họ gọi đó là nhĭm khit); để bói toán,
đoán bệnh; để cúng khấn thần linh mỗi khi thực hiện một công việc gì đó…Nói tóm lại
ot ndrong có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân tộc
M‟nông cả trước đây cũng như hiện nay. Chúng ta cần nâng niu, trân trọng và gìn giữ
nó, vì vậy chúng tôi đưa ra một số kiến nghị nhằm để có thể bảo tồn và phát huy được
những giá trị to lớn của nó.
3. Kết luận và kiến nghị
Dân tộc M‟nông là chủ nhân của một kho tàng văn hoá dân gian vô cùng sinh
động và độc đáo. Trong kho tàng văn hoá dân gian ấy, nổi trội hơn cả là các tác phẩm